Phụ kiện 356

Hướng dẫn chọn máy trợ giảng phù hợp nhu cầu sử dụng

Phạm Cao Nam Thursday, 24 October, 2024

Máy trợ giảng là một thiết bị nhỏ gọn, dùng để thay thế cho hệ thống loa – ampli to lớn và nặng nề. Thiết bị này đang được nhiều giáo viên sử dụng vì sự tiện dụng, chi phí hợp lý.

Máy trợ giảng là một loại thiết bị khuếch đại âm thanh, việc thu âm được diễn ra từ micro phát đến loa xử lý cho ra âm thanh lớn hơn mức bình thường. Máy có công suất cao nên giúp cho người nói không cần phải nói to nhưng âm thanh phát ra sẽ to hơn rất nhiều.

Hiện nay, loại máy này được sử dụng cho giáo viên, hướng dẫn viên, MC dẫn chương trình hay dùng cho các hoạt động ngoài trời, du lịch, bán hàng…

Máy trợ giảng giúp giáo viên có thể dạy được nhiều hơn vì không cần phải nói to, chỉ với một cái micro không dây nhỏ đeo ở tai, nói vừa phải, loa sẽ khuếch đại âm thanh để tất cả học sinh đều nghe rõ, giáo viên vừa giảng bài, vừa viết bảng rất thuận tiện. Máy nhỏ gọn và dùng pin sạc nên có thể mang đi dạy ở nhiều nơi mà không tốn nhiều công sức, cũng không phụ thuộc vào nguồn điện.

Hiện nay, có 2 loại máy đó là loại máy trợ giảng không dây và có dây. Cấu tạo chung của máy trợ giảng bao gồm 3 phần chính đó là: micro không dây, loa và bộ thu phát sóng.

Với loại micro máy trợ giảng không dây gồm 3 loại: cài áo, cài tay và cầm tay. Và thường thì các khách hàng thích loại cài tai hơn vì ở vị trí này thu âm tốt, tính thẩm mỹ cao.

Tùy vào nhu cầu công việc mà khách có thể lựa chọn loại máy có công suất từ 10W đến 120W. Hiện nay, có nhiều máy trợ giảng hỗ trợ thẻ USB, thu sóng FM nên không chỉ để giảng bài mà còn có sử dụng thêm các tính năng khác nữa.

Nên mua máy trợ giảng không dây hay máy trợ giảng có dây?

Máy trợ giảng có hai loại chính là: Có dây và không dây. Bạn nên chọn loại nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn, vì mỗi loại đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.

- Máy trợ giảng có dây:  là loại máy có mic và loa kết nối với nhau bằng một sợi dây. Bạn phải đeo cả loa và mic lên người khi sử dụng loại máy này. Điều này giúp bạn có thể di chuyển tự do mà không sợ mất sóng hay bị ảnh hưởng bởi khoảng cách giữa loa và mic. Ngoài ra, so về mức giá của máy trợ giảng có dây thường rẻ hơn so với không dây.Tuy nhiên, điểm yếu của loại máy này là âm thanh có thể gây khó chịu cho người nghe khi bạn đến quá gần họ.

- Máy trợ giảng không dây :  là loại máy có mic và loa tách rời nhau, sử dụng sóng FM, wireless hoặc UHF để truyền tải âm thanh. Bạn chỉ cần đeo mic lên người, còn loa có thể để ở một nơi cố định. Điều này giúp âm thanh được phát ra đều đặn, không bị thay đổi khi bạn di chuyển gần hay xa người nghe. Như vậy, bạn sẽ không làm phiền học sinh bởi âm thanh quá to hay quá nhỏ.Tuy nhiên, điểm yếu của loại máy này là bạn phải chú ý đến khoảng cách giữa loa và mic để tránh bị mất sóng hay nhiễu âm. Đồng thời, giá thành cũng cao hơn.

Nếu bạn đang có mức tài chính dưới 1 triệu đồng thì nên mua máy trợ giảng có dây để đảm bảo hiệu suất hỗ trợ giọng nói được cao nhất. Còn nhu cầu của bạn cao hơn, mong muốn sản phẩm tiện lợi, gọn nhẹ hơn thì nên chọn máy trợ giảng không dây có giá trên 1 triệu đồng thì sẽ hỗ trợ tốt nhất.

Hướng dẫn chọn máy trợ giảng phù hợp nhu cầu sử dụng

Chọn loại máy có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng

Trên thị trường đang có bán rất nhiều dòng máy trợ giảng của các thương hiệu khác nhau. Thường thì dòng máy được chia thành hai loại đó là: máy trợ giảng có công suất nhỏ và máy trợ giảng công suất lớn.

Những chiếc máy trợ giảng công suất nhỏ khoảng 5W – 20W phù hợp với căn phòng học từ 60m2 đến 80m2. Máy được thiết kế nhỏ gọn để người dùng có thể đeo trên người hoặc để trên mặt bàn, có thể kết nối với micro không dây, micro có dây, micro cài vào áo hay mic hạt gạo đều rất tiện lợi.

Loại mic trợ giảng công suất lớn 50W – 100W, phù hợp sử dụng trong những không gian lớn như phòng hội thảo, sự kiện ngoài trời, phòng họp… Những dòng máy này thường có kích thước lớn, cồng kềnh và bất tiện khi di chuyển.

Chọn máy trợ giảng theo thương hiệu

Một số thương hiệu máy trợ giảng loại này được ưa chuộng như:

- Máy trợ giảng Aporo

- Máy trợ giảng Unizone

- Máy trợ giảng W-King

- Máy trợ giảng Shidu

- Máy trợ giảng Soudplus

Máy của các thương hiệu này có đặc điểm là thiết kế nhỏ gọn, mẫu mã hợp thời trang và nhiều tính năng hiện đại nhất.

Nên so sánh các dòng máy trợ giảng với nhau

Mỗi một hãng sản xuất máy trợ giảng khác nhau lại có những ưu nhược điểm riêng. Cách tốt nhất để chọn được chiếc máy chất lượng, phù hợp là bạn đọc hãy lên mạng tham khảo về tính năng, công suất nhiều dòng máy khác nhau. Từ đó bạn có thể biết được dòng máy nào hợp với mình để quyết định chọn mua.

Chọn máy trợ giảng theo mức giá

Máy trợ giảng đang được bán với nhiều mức giá khác nhau, dao động vào khoảng 800.000đ đến 1.650.000 VND.

Giá cao thấp còn tùy thuộc vào thương hiệu, tính năng, model… do vậy căn cứ vào nhu cầu và kinh tế của bạn mà bạn chọn mua chiếc máy hợp lý nhé.

Máy trợ giảng không dây Aporo T20 UHF

Máy trợ giảng Aporo T20 UHF là dòng sản phẩm thích hợp để khách hàng sử dụng trong các cuộc họp, thuyết trình, phát biểu,...Đây là sản phẩm đến từ  thương hiệu Aporo của Đài Loan nên sẽ luôn đảm bảo về chất lượng.  

Máy trợ giảng T20 UHF khả năng hoạt động bền bỉ, lâu dài với thời gian đáp ứng lên tới 10 giờ, thoải mái và yên tâm khi thực hiện những buổi thuyết trình, hướng dẫn trong khoảng thời gian dài.

Thời gian sạc pin từ 4 - 6 giờ, thời gian sử dụng từ 12 - 15 giờ, giúp bạn thoải mái sử dụng trong thời gian dài. Khoảng cách thu phát xa tới 35m. 

Khả năng giao tiếp đa dạng với Line In 3.5: bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy trợ giảng Aporo T20 UHF như một chiếc loa di động, với kết nối tới các nguồn tín hiệu âm thanh đầu vào như Laptop, PC, thiết bị Mobile (miễn là hỗ trợ khe cắm 3.5mm)

Máy trợ giảng không dây Hylex AS35

Hylex AS35 là mẫu loa trợ giảng hoàn toàn mới của Hylex Audio, sản phẩm được tích hợp công nghệ khuếch đại UHF, có thể bắt và phát sóng trong bán kính từ 60 đến 90m, chất âm trong, mượt và dễ dàng sử dụng cùng thời lượng pin đến 12 giờ..

Máy trợ giảng hay loa trợ giảng Hylex AS35 công suất 35W là thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh giúp các quý thầy cô giảm mệt mỏi khi phải nói liên tục trong nhiều giờ.

Máy trợ giảng không dây Aporo T18 2.4G Bluetooth

Máy trợ giảng Aporo T18 trang bị pin sạc có dung lượng lên tới 4000 mAh, có thể sử dụng liên tục 20 - 25 giờ, giúp người dùng không phải sạc thường xuyên (1 lần sạc có thể dùng cả tuần đi dạy). 

Máy trợ giảng Aporo T18 trang bị kết nối không dây Bluetooth 5.0 với điện thoại, laptop nhanh hơn, giúp truyền dẫn âm thanh ổn định, tốt hơn cả việc dùng dây nối.

Máy trợ giảng có đường kính 3.5 inch, công suất loa lên tới 30W, có thể sử dụng cho phòng có 60 - 80 người nghe, âm thanh phát ra trung thực. 

Đặc biệt rất hữu ích với giáo viên dạy ngoại ngữ khi có thể dùng đồng thời vừa phát bài nghe từ đt, laptop, vừa dùng micro để giảng bài mà không cần bấm nút để chuyển chế độ như loại cũ.

Máy trợ giảng W-King KS16

Để có được âm thanh chất lượng to rõ và trung thực, bên cạnh đó là độ bền, thời gian pin lâu thì máy trợ giảng W-King KS16 là sản phẩm đáng được bạn quan tâm khi cần chọn thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy.

Ấn tượng với người dùng về W-King KS16 đó chính là thiết kế bên ngoài rất tinh tế với 2 màu là đen và trắng, khi cầm trên tay bạn sẽ cảm nhận được sự tỉ mỹ từng đường nét của sản phẩm, chất liệu nhựa ABS cao cấp tối ưu trọng lượng và cho độ bền cao

Máy trợ giảng Wking KS16 được trang bị loa 20W mạnh mẽ và độ nhạy cao, cho phép phát ra âm thanh rõ ràng và to lớn trong phạm vi <100m2 hoặc 40-70 người nghe. Ngoài ra, máy còn dùng được cả micro có dây và micro không dây, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Máy trợ giảng không dây Aporo T9 UHF

Máy trợ giảng Aporo T9 UHF thiết kế nhỏ gọn, dùng pin sạc nên không có dây vướng víu, di chuyển linh hoạt hơn. Aporo T9 có công suất 15W giúp phát ra âm thanh to và rõ tiếng để người sử dụng không phải nói to, giúp nói được nhiều hơn mà không tốn sức, tránh bị khản tiếng, viêm họng hay các bệnh vòm họng khi phải nói nhiều.

Loa trợ giảng có phạm vi kết nối xa 30m, phù hợp với không gian phòng rộng. Máy được trang bị nhiều cổng kết nối: AUX, có FM, có thu âm REC, cổng cắm thẻ nhớ, cổng cắm USB. Dải tần UHF trong phạm vi từ 50Hz - 12.000Hz. 

Máy trợ giảng Aporo có dung lượng pin lên tới 2.400 mAh cho thời lượng pin dùng lên đến 30h không liên tục hoặc liên tục 10h. Micro không dây cho thời lượng pin liên tục khoảng 3h - 4h, không liên tục lên tới 8h. 

Bạn đang xem: Hướng dẫn chọn máy trợ giảng phù hợp nhu cầu sử dụng
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Chat
hotline hotline